Nguyên nhân gà chọi bị ủ rũ – Triệu chứng và cách điều trị

Gà chọi bị ủ rũ

Gà chọi bị ủ rũ trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc khá phổ biến. Nhưng chính xác nó là biểu hiện của bệnh nào? Dagamocbai trong bài viết sau đây sẽ giúp anh em sư kê hiểu hơn về những bệnh liên quan đến gà chọi bị ủ rũ.

Nguyên nhân dẫn đến gà chọi bị ủ rũ

Có khá nhiều nguyên nhân khiến gà chọi bị ủ rũ nhưng đây là đặc điểm rõ nhất của bệnh Newcastle. Tuy nhiên chúng cũng có những nguyên nhân khác phổ biến như sau:

Nguyên nhân do không tiêu hóa được

Vấn đề tiêu hóa là nguyên nhân đầu tiên khi nói đến gà chọi bị ủ rũ đó chính là thức ăn chưa tiêu hóa hết. Và khi thức ăn không tiêu hóa được cũng là do gà có chế độ dinh dưỡng quá đà hay uống nhiều nước quá. Đôi khi chúng còn bị là do tắc nghẽn đường ruột hoặc do dạ dày

Gà chọi bị ủ rũ vì nhiễm bệnh lý

Ngoài vấn đề về tiêu hóa thì gà đá bị ủ rũ cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác thường thấy ở gà đó là bệnh Newcastle, bệnh E.coli hay chính là bệnh Marek. Vì thế anh em sư kê cần phải tìm hiểu kỹ để nhanh chóng chữa bệnh cho gà bằng các phương đặc trị hữu hiệu.

Nguyên nhân dẫn đến gà chọi bị ủ rũ
Nguyên nhân dẫn đến gà chọi bị ủ rũ

Triệu chứng biểu hiện của gà đá bị ủ rũ

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp 5 triệu chứng phổ biến về gà chọi bị ủ rũ như sau: 

Gà đá hoạt động chậm chạp

Trong giai đoạn đầu khi gà bị ủ rũ, chúng thường có biểu hiện hoạt động rất chậm và không linh hoạt. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, chúng thường không còn di chuyển nữa mà chỉ đứng yên tại một vị trí. Khi bắt gặp động vật hoặc người đến gần, chúng không thể chạy hoặc di chuyển nhanh, cho thấy sự suy yếu rõ ràng của sức khỏe.

Gà chọi bị ủ rũ khi xuất hiện tình trạng kém ăn

Khi gà đá bị ủ rũ và nhắm mắt vcos nghĩa là hầu hết toàn bộ cơ quan trong cơ thể của chúng đều đã bị ảnh hưởng. Điều này làm cho chúng ăn kém hoặc thậm chí là không ăn gì cả. Thức ăn đã được nạp vào trước đó không thể tiêu hóa được, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu sờ vào diều của chúng thì vẫn có thể thấy chúng vẫn còn đầy đặn phình to và chướng diều. 

Chiến kê ủ rũ, lông xù, cánh sã

Triệu chứng của gà chọi bị ủ rũ là dễ dàng nhận biết ở cả gà con và gà trưởng thành. Khi gà bị ủ rũ, chúng sẽ xệ cánh và đứng yên một chỗ với vẻ mặt buồn bã, mệt mỏi. Toàn bộ hệ thống lông của chúng cũng sẽ không còn đảm bảo mượt mà như trước nữa. Thay vào đó là lông sẽ bị xù lên để bảo vệ cơ thể của gà. 

Nhìn chung, gà con bị ủ rũ sẽ có bộ lông trông bồng bềnh. Ngoài ra, khi gà không còn đủ sức để giữ hai cánh áp sát vào thân, chúng có thể xệ xuống, làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi và yếu ớt của chúng.

Gà co giật

Nếu như gà chiến bị mắc bệnh Newcastle thì có thể dẫn đến bị co giật, mổ thức ăn bị trượt và đi đứng không còn vững. 

Biểu hiện gà chọi bị ủ rũ nhờ xem phân gà loãng màu trắng xanh

Khi quan sát phân của gà bị ủ rũ và kém ăn, ta thường thấy phân của chúng có dạng loãng và kèm theo một hoặc hai màu xanh trắng. Đây là một trong những biểu hiện cơ bản của bệnh ủ rũ, cũng như các bệnh liên quan đến bệnh tả, bệnh toi và bệnh Newcastle. 

Kết hợp với các triệu chứng khác như cánh xệ, lông xù và thái độ buồn bã, ta có thể kết luận rằng gà đó đang bị mắc các bệnh trên. Do đó, việc quan sát phân là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của gà.

Triệu chứng biểu hiện của gà đá bị ủ rũ
Triệu chứng biểu hiện của gà đá bị ủ rũ

Điều trị bệnh gà chọi bị ủ rũ hiệu quả

Khi đã nắm được nguyên nhân và các triệu chứng gà chọi bị ủ rũ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các điều trị bệnh này cụ thể như sau: 

Bệnh Newcastle

Các triệu chứng của bệnh dịch tả gà rất dễ nhận biết, bao gồm ủ rũ, không ăn, sốt cao và tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, gà còn có triệu chứng ho khẹc, chảy nước mũi, phân lỏng màu xanh trắng và có thể có máu. Khi căn bệnh đã phát triển thành giai đoạn cấp tính, gà sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh, đầu nghiêng một bên, không thể ăn uống và sau đó chết sau vài ngày.

Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh dịch tả gà, đề nghị cách ly ngay toàn bộ đàn gà để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bên cạnh việc tiêm vacxin Lasota hoặc KTG cho gà, cần bổ sung thêm các loại thuốc tăng cường sức đề kháng và vitamin cần thiết. Để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc dọn dẹp và khử trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh dịch tả gà.

Bệnh E.coli

Đối với bệnh này thì anh em sẽ thấy biểu hiện của bệnh là gà ủ rũ bỏ ăn, khô chân chướng diều, đứng yên một chỗ; đi ngoài ra phân bết dính vào hậu môn,…

Cách điều trị bệnh như sau:

  • Dùng kết hợp các loại thuốc Colistin (hoặc Norfloxacin/ Trimethoprim) + Sulfamethoxazole (hoặc Amoxicillin/ Enrofloxacin/ Enrofloxacin) + Florfenicol (hoặc Gentamycin). Hỗn hợp thuốc này sẽ dùng cùng với nước uống hoặc là thức ăn đúng liệu trình 7 ngày và mỗi ngày 1 lần.  
  • Dùng đến kháng thể  E. Coli với liều lượng ngày 2 lần và trong 3 ngày. 
  • Bổ sung thêm sức đề kháng cho gà bằng các loại thuốc bổ như: Gluco-KC; VITAMIN ADE, men tiêu hóa,…
  • Hãy vệ sinh chuồng cho sạch sẽ để không còn mầm bệnh trong môi trường sống.

Bệnh cầu trùng

Gà bị ủ rũ và không ăn, uống nhiều nước có thể bị nhiễm virus cầu trùng kí sinh ở ruột non hoặc ở manh tràng. Khi nhiễm virus ở ruột non, phân của gà có màu trắng xanh, sau đó chuyển sang màu nâu, lẫn máu và dịch nhầy. Nếu bị nhiễm virus ở manh tràng, gà sẽ đi ngoài phân có máu tươi và phao câu dính bết phân máu, có thể có triệu chứng về thần kinh.

Phương hướng điều trị bệnh cầu trùng:

  • Vệ sinh chuồng nuôi và phun khử khuẩn ngày 1 lần
  • Phân tích máu phân gà để chọn thuốc phù hợp
  • Khi khỏi bệnh cần tăng cường chất điện giải, vitamin,… tăng đề kháng cho gà.
Các phương pháp điều trị bệnh gà ủ rũ
Các phương pháp điều trị bệnh gà ủ rũ

Cách phòng bệnh gà đá bị ủ rũ

Đầu tiên quan trọng nhất là đảm bảo môi trường thông thoáng sạch sẽ và cần áp dụng thêm một số cách phòng bệnh như sau:

Phát hiện loại bệnh sớm

Có khá  nhiều nguyên nhân khiến gà ủ rũ vì thế cần theo dõi và phát hiện sớm để tìm đúng bệnh điều trị. Cần phân biệt chính xác các bệnh gà tụ huyết trùng, gumboro, khuẩn E.Coli hoặc Newcastle.

Cách ly gà ngay khi phát hiện bệnh

Ngay khi phát hiện bệnh anh em cần phải cách ly nhanh chóng để ngăn chặn lây lan. Cách ly càng sớm thì tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị càng nhanh có hiệu quả và không  ảnh hưởng đến ngày khác. 

Tiêm vaccine

Tiêm vacxin không ngăn chặn bệnh hoàn toàn nhưng sẽ phòng bệnh rất tốt. Nhất là ở các bệnh tụ huyết trùng, newcastle hoặc bệnh gà ủ rũ, gà rù.

Khu gà sinh hoạt thông thoáng sạch sẽ

Chuồng nuôi cần phải đảm bảo thông thoáng sạch sẽ. Nhiệt độ đảm bảo cho gà không bị mắc bệnh và các chất thải gà cần được làm sạch hằng ngày để vi khuẩn không tích tụ. Như vậy sẽ hạn chế bệnh tật ở nhà tốt nhất.

Cho ăn thức ăn phù hợp và bổ sung thêm Vitamin

Hãy cho gà chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng không thừa không thiếu và tăng cường các loại vitamin hợp lý. Những thức ăn tốt cho gà kể đến như: rau xanh, đậu giá đỗ hoặc chuối tươi.

Lời kết

Toàn bộ các thông tin trong  bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp khá chi tiết về vấn đề gà chọi bị ủ rũ. Anh em sư kê hãy lưu lại để áp dụng cho việc chăm sóc chiến kê của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *