Học Cách Đổ Gà Đá Hay 2022 Với Công Thức Lai Tạo Chuẩn 100%

cách đổ gà đá hay

Đổ gà đá là một kỹ thuật khá phức tạp để tạo ra những dòng gà xuất sắc, mang đến tính trạng tốt cho dòng gà Việt. Các sư kê đã tìm cách đổ gà đá hay, giúp cải tạo gen của các giống nhà nhập. Qua bài viết này, Đá gà Mộc Bài sẽ gửi đến anh em những phương thức đổ gà hiệu quả với công thức lai tạo chuẩn 100%.

Cách đổ gà đá hay bằng phương pháp lai cận huyết

Một trong các cách đổ gà đá hay được áp dụng chính là lai cận huyết. Vậy, lai cận huyết cho gà là gì?

Thế nào là lai cận huyết cho gà?

Lai cận huyết là dùng gà có chung dòng máu lai tạo với nhau để tạo ra những cá thể nổi trội. Cách lai này nhằm giúp giữ lại các tính trạng tốt và loại đi tính xấu của dòng. Tuy nhiên, cách lai này mang đến tỷ lệ gặp các tình trạng như: gà con dị tật, chết non, hệ miễn dịch kém… cao hơn.

Trong thực tế, chúng ta không dùng cách lai cận huyết đối với các dòng gà nuôi lấy thịt. Với loại gà nuôi thịt thì áp dụng việc lai xa sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn. Về số lượng và sức khỏe cho đàn gà, tất cả đều như ý muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc lai cận huyết ở gà vẫn xảy ra. Điển hình như nuôi nhốt quá đông.

Cách đổ gà đá bằng phương pháp lai cận huyết
Cách đổ gà đá bằng phương pháp lai cận huyết

Lý do các sư kê lai cận huyết là gì?

Mặc dù không phải là cách đổ gà đá hay nhất, nhưng các sư kê chơi gà vẫn chấp nhận áp dụng. Bất chấp tỷ lệ kết quả lai xấu, các sư kê vẫn dùng cách này để tìm ra cá thể gà xuất sắc về mặt di truyền. Do không cần số lượng nhiều, sư kê vẫn dùng cách lai này và lại vài cá thể gà xuất sắc để nuôi. Đây chính là những chiến kê được tuyển chọn đặc biệt sau này.

Cấp độ lai cận huyết

Chúng ta có 3 cấp độ đổ gà cận huyết, được thực hiện như sau:

  • Đổ gà cận huyết nhẹ: Cách lai này dùng cặp gà có nguồn gốc là anh em họ 1 đời với nhau (6,3%). Cách đổ gà đá hay này mang đến tỷ lai lệ tốt nhất trong 3 cấp độ lai.
  • Đổ gà cận huyết vừa: Chúng ta cho giao phối cặp gà có nguồn gốc (12,5%) gà ông bà – cháu, chú – cháu gái… với các cặp anh em cùng cha khác mẹ.
  • Đổ gà cận huyết nặng: Cho phép các cặp gà anh em trong cùng một bầy (25%) lai với nhau.
Lý do các sư kê lai cận huyết là gì?
Lý do các sư kê lai cận huyết là gì?

Cách đổ gà đá hay này được áp dụng do có thể giữ lại những tính trạng tốt của dòng gà hay. Sau khi lai sẽ tạo ra những thế hệ gà nổi trội với các tính trạng tốt. Gen di truyền của gà như: lối đá, ngoại hình, dị tật… sẽ được chắt lọc. Việc lai cận huyết càng xấu thì số lượng gen xấu và tốt cũng sẽ tăng và được củng cố. Lứa gà cho ra sau sẽ có con có gen rất tốt và cũng có cá thể có gen di truyền rất xấu. Lúc này, người lai sẽ bỏ đi toàn bộ con xấu, chỉ giữ lại con tốt nhất của dòng lai.

Dùng cách lai xa để đổ gà

Bên cạnh cách lai cận huyết, chúng ta cũng có thêm phương pháp lai xa được dùng thường xuyên.

Thế nào là cách đổ gà hay bằng lai xa?

Lai xa là cách đổ cùng một dòng hay nhiều dòng gà tốt. Và dĩ nhiên, những cặp gà này phải có dòng máu khác nhau từ những nhà lai tạo khác nhau. Ở các trang trại gà thông thường, đây cũng là cách đổ gà đá hay được áp dụng thường xuyên.

Các phương pháp lai xa cơ bản

Với cách lai xa khác dòng, hiện nay anh em có thể sử dụng 3 cách:

  • Đổ gà trực tiếp: Là lai cùng dòng nhưng không liên quan về mặt huyết thống của cặp gà từ các nhà lai khác nhau. Cụ thể, nếu muốn tạo ra gà từ dòng gà Asil Mỹ sẵn có mà không muốn lai cận huyết. Thì chúng ta có thể cho lai tạo với dòng gà Asil thuần chủng từ một nhà lai khác. Việc này vẫn cho ra gà Asil thuần chủng, khỏe mạnh và năng suất. Nhờ đó, số lượng cá thể trong bầy được đảm bảo hơn.
  • Lai tạo gà 3 dòng: Cách đổ gà đá hay này dùng gà lai 50% lai với một cá thể gà thuần chủng khác. Việc lai tạo này cho ra gà con mang tính trạng tốt của cả ba dòng. Ví dụ: Gà mái/trống là gà Asil-Kelso cho đổ với gà mái/trống Cuban rặc thuần chủng. Kết quả sẽ cho ra gà con mang tính trạng của cả ba dòng Asil-Kelso-Cuban.
  • Lai tạo gà 4 dòng: Tương tự như cách đổ gà đá hay 3 dòng trên, cách lai này dùng các cặp gà bố mẹ đều là gà lai 50%. Với cách lai này, gà con sẽ mang tính trạng của cả 4 dòng. Ví dụ: Asil-Kelso kết hợp với Hatch-Sweater cho ra gà con có đầy đủ 4 tính trạng Asil-Hatch-Kelso-Sweater.
Thế nào là cách đổ gà hay bằng lai xa?
Thế nào là cách đổ gà hay bằng lai xa?

Một số cách lai khác anh em nên tham khảo

Ngoài các cách trên, anh em có thể dùng thêm một số cách đổ gà đá hay khác. Các cách lai này đều có công thức lai tạo chuẩn 100%.

Cách lai phụ thuộc (phương pháp Lai dựa)

Cũng là cách lai xa, nhưng phương pháp này chỉ dùng một dòng gà khác máu từ một nhà lai tạo gà khác. Quá trình này được lặp lại xuyên suốt mà không đổi qua các dòng khác.

  • Ưu điểm: Cách lai mang đến các tính trạng tốt của dòng gà. Hiệu quả hơn so với cách lai thông thường.
  • Nhược điểm: Kết quả lai phụ thuộc vào một dòng, giống gà nhất định.

Cách lai tự nhiên (phương pháp Lai quần)

Ở cách lai này, anh em không cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Kết quả lai sẽ phụ thuộc vào số lượng trống và mái trong bầy. Trong quá trình nuôi nhốt chung, các cặp gà sẽ tự giao phối tự nhiên với nhau. Với cách đổ gà này, gà giống nne6 được phân phối theo tiêu chuẩn: 10 gà mái – 1 gà trống. Tùy theo số lượng mà tỉ lệ này sẽ thay đổi.

Cách đổ gà theo phương pháp cuốn

Đây là cách lai đan chéo giữa gà trống tơ với gà mái trưởng thành. Hoặc gà mái tơ lai với gà trống trưởng thành. Lai theo phương pháp này sẽ có thế hệ gà đá con đảm bảo hơn về gen và sức khỏe.

Cách đổ gà theo phương pháp cuốn
Cách đổ gà theo phương pháp cuốn

Lai cải tạo giống cho gà

Đây là phương pháp để giúp cải thiện giống sau quá trình lai tạo cận huyết. Bằng cách cho gà thuần chủng lai với con lai xa hơn một đời. Rồi mang thế hệ con sau đó cho lai tạo lại với dòng thuần chủng. Quá trình lặp đi lặp lại giúp ổn định lại giống sau khi lai cận huyết dài.

Tổng kết

Trên đây là các cách đổ gà đá hay được tổng hợp từ anh em sư kê giàu kinh nghiệm. Chắc chắn, gà lai ra sẽ cực kỳ chiến đấy. Nếu anh em thực hiện thành công, đừng ngại chia sẻ với Đá gà Mộc Bài nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *