Gà bị bệnh tụ huyết trùng thì cần xử lý như thế nào?

gà bị bệnh tụ huyết trùng

Gà là một loại gia cầm được rất nhiều bà con nông dân lựa chọn để tạo ra một mô hình kinh tế trang trại. Nhờ khả năng phát triển mạnh mẽ kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi dễ dàng. Thế nhưng trong quá trình nuôi các loại gà cũng thường xuyên gặp một số căn bệnh khiến chúng chết hàng loạt ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của nông dân. Một trong số đó chắc chắn phải nhắc đến gà bị bệnh tụ huyết trùng.

Để có thể giảm thiểu được rủi ro đến mức thấp nhất bài viết dưới đây, dagamocbai sẽ cung cấp đến những thông tin dành cho bà con nông dân những kiến thức cần biết về loại bệnh gà bị bệnh tụ huyết trùng.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính chính do vi khuẩn Pasteurella là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Với những đặc điểm như là tụ huyết hoặc xuất huyết tại các vùng da ở cơ thể của gà. 

Thông thường bệnh sẽ phát sinh tại các vùng nóng ẩm và sẽ xảy ra bệnh này rải rác quanh năm. Bệnh này sẽ có tính chất phát sinh bệnh theo mùa và rộ lên vào đầu mùa mưa hay sau khi lũ lụt xảy ra trong khoảng tháng tư đến tháng 10. 

Vào khoảng thời gian khí hậu nóng ẩm và vào lúc thời tiết có sự thay đổi đột ngột hay nắng nóng thất thường khiến cho sức đề kháng của gà bị bệnh tụ huyết trùng sẽ suy nhược nặng.

Những loài vi khuẩn này có sức đề kháng khá cao có khả năng tồn tại lâu tại các chuồng trại và những khu vực đất ẩm thiếu ánh sáng hay tại các giếng nước bẩn chứa nhiều chất hữu cơ. 

Trong nền chuồng trại các loại vi khuẩn này có thể sống được lên đến 1 năm. Các loại vi khuẩn này có sẵn ở trong đất cho nên khi đến mùa mưa nó sẽ rất dễ phát tán rồi dính vào rơm cỏ hoặc là các nguồn nước mà các loại gia súc tiếp cận. 

Từ đó gà giảm mắc bệnh do ăn phải thức ăn hoặc thức uống đã bị nhiễm khuẩn đó. Bệnh này sẽ dễ dàng lây lan trực tiếp từ những gia súc bệnh sang những gia súc đang khỏe thông qua tiếp xúc trực tiếp khi sống cùng chung nguồn thức ăn hay thức uống. Hay có thể đó là những loài côn trùng chó mèo hay là chuột, hút máu gia súc bệnh sau đó ăn thịt gia súc bị chết hay bị giết mổ.

Gà bị stress cũng là một trong những lý do khiến cho bệnh phát tán nhanh hơn. Thông thường bệnh sẽ diễn ra trong khi gà đang bị lạnh ẩm ướt hoặc đang dốt trong chuồng không thích hợp với trường hợp đói hay kiệt sức. Đối với những sức khỏe gà yếu sức đề kháng sẽ giảm mạnh từ đó mất thuế cân bằng sinh học cho nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây bệnh và bài thải ra ngoài môi trường khiến cho các bầy gà khác bị bệnh.

Tụ huyết trùng là một bệnh chính do vi khuẩn Pasteurella đóng vai trò tiên phát hay kế phát với nhiều loại bệnh hoặc nhiều loài động vật khác nhau và người. Tụ huyết trùng là một bệnh tương đối nguy hiểm với động vật nuôi đặc biệt là gà. Thậm chí, nó có thể lây nhiễm chéo giữa những loài vật nuôi với nhau, từ lợn sang trâu, bò, gà và ngược lại.

Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng xuất hiện tại gà

Đối với gà bị bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida tạo ra do sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố stress gây hại của gà như: thời tiết thay đổi đột ngột, cực đoan, chuồng trại kém vệ sinh, nấm mốc hay do những tác hại của việc vận chuyển đi xa và thay đổi môi trường sống đột ngột.

Bệnh sẽ được lây truyền theo phương thức tự phát hay là qua đường miệng từ đó xâm nhập vào cơ thể của gà thông qua đường hô hấp, vết thương, tiếp xúc với gà bệnh…mà bệnh này có khả năng tồn tại được trong không khí, trong thức ăn và cả thức uống của các loại gia cầm.

Triệu chứng gà bị bệnh tụ huyết trùng

Thể quá cấp tính: tại khu vực miền Nam đối với gà bị bệnh tụ huyết trùng sẽ ở thể hóa cấp tính. Đối với những con gà đang có dấu hiệu bệnh thông thường sẽ chết rất nhanh mà các bà con nông dân chưa kịp quan sát được triệu chứng. 

Những loài gà bị bệnh chúng có thể ủ rũ và chết chỉ sau 1 đến 2 giờ đồng hồ. Đối với những gà lớn hơn tầm 4 đến 5 tháng thì chúng có thể chết trong một ngày và có những biểu hiện như là nhảy sốc lên, lăn ra và giãy.

– Thể cấp tính: Đây là một bệnh phổ biến hơn tại gà với triệu chứng chỉ xuất hiện khoảng vài giờ trước khi chết. Lúc này gà sẽ sốt cao khoảng 42 đến 43 độ, bỏ ăn có dấu hiệu xù lông, chảy nhớt từ miệng, nước bọt có lẫn máu và nhịp thở tăng dần. 

Đồng thời phân của chúng bị lỏng có chứa chất nhầy, xuất hiện nước hơi màu trắng sau đó chuyển thành xanh lá hoặc màu nâu socola. Từ đó mào gà bị bệnh tụ huyết trùng sẽ tím tái do bị tụ máu, khó thở rồi cuối cùng là chết vì bị nghẹt.

– Thể mãn tính: đối với thể này sẽ khá ít xảy ra tại các nước nhiệt đới và nó chỉ xuất hiện ở cuối thời kỳ dịch bệnh. Gà sẽ có những biểu hiện tiêu biểu như màu và yếm bị sưng phù nề, chỗ hoại tử dần bị cứng lại. gà bị bệnh tụ huyết trùng sụt cân nhanh có dấu hiệu viêm khớp và viêm kết mạc mắt.

Những triệu chứng của gà bệnh mà bà con nên biết
Những triệu chứng của gà bệnh mà bà con nên biết

Giải pháp trị bệnh

Hiện nay đã có khá nhiều loại thuốc chuyên điều trị về bệnh gà bị bệnh tụ huyết trùng. Nó có công dụng giúp điều trị cực kỳ hiệu quả, nếu bà còn phát hiện gà đang mắc bệnh này thì có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin rồi trộn trực tiếp vào thức ăn hay thức uống. 

Đồng thời nếu gà đang trong giai đoạn mắc bệnh thì việc tăng sức đề kháng cho chúng cũng là một cách giúp và sớm khỏi bệnh. Các bà con nên ưu tiên bổ sung thêm các loại vitamin C, chất điện giải và B complex trong chế độ ăn của gà.

Phương pháp trị bệnh hữu hiệu trong trường hợp gấp
Phương pháp trị bệnh hữu hiệu trong trường hợp gấp

Một số biện pháp phòng chống gà bị bệnh tụ huyết trùng

Để có thể hạn chế được bệnh dịch một cách tối đa khi xử lý gà bị bệnh tụ huyết trùng các bà con nông dân cần phải phối hợp và thực hiện những biện pháp như sau:

Tiến hành tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh tụ huyết trùng để các cấp, các ngành và người dân không nên lơ là và chủ quan. Tiến hành vận động các người chăn nuôi thay đổi tập quán chăn nuôi của mình. Chuyển từ phương thức chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi giáp trang trại hoặc phối hợp chặt chẽ cùng với ngành thú y để thực hiện những biện pháp phù hợp.

Nên chủ động giám sát thường xuyên để có thể phát hiện sớm và cách ly để điều trị theo đúng như hướng dẫn của phía cơ quan thú y. Bên cạnh đó áp dụng những biện pháp chống dịch tổng hợp để khống chế và bao vây dập tắt bệnh nhanh nhất.

Thực hiện những công tác khử trùng và tiêu độc thường xuyên vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Khuyến cáo các bà con nông dân nên thường xuyên quét dọn chuồng trại và thu gom rác hoặc ủ phân nhiệt sinh học để tiến hành tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.

Chủ động giám sát bầy gà thường xuyên
Chủ động giám sát bầy gà thường xuyên

Kết luận

Bài viết trên chính là những thông tin chi tiết đối với triệu chứng bệnh gà bị bệnh tụ huyết trùng. Mong rằng những kiến thức trên sẽ mang đến những giá trị hữu ích dành cho bà con nông dân để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất. Từ đó mọi người có thể chủ động hơn trong việc phòng bệnh để mang lại doanh thu kinh tế cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *