Gà rừng Việt Nam là thể loại các sư kê tìm kiếm để huấn luyện chúng thành những con gà chiến thực thụ. Tuy nhiên nhiều anh em vẫn chưa hiểu hết những ddiemr đặc trưng của loại gà này. Bài viết này của Dagamocbai sẽ tổng hợp hết những thông tin mới nhất về chiến kê này để các bạn cùng tham khảo nhé!
Thế nào gọi là gà rừng Việt Nam?
Gà rừng Việt Nam thuộc loại gà rừng lông đỏ có tên khoa học là Gallus gallus, chúng thường xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh miền núi. Chúng thường được người dân ngắm trúng để đem đi thịt hoặc làm cảnh, nuôi phối giống tạo gà lai.
Đặc điểm nổi bật nhận biết gà rừng Việt Nam
Gà rừng được xếp vào phân loại loài chim lớn có cân nặng từ 1 cân đến 1 cân rưỡi với độ dài của cánh là 200 – 250mm. Đặc điểm để nhận biết loại gà này như sau:
- Gà rừng trống có phần lông ở đầu và cổ màu cam, lưng cánh có lông màu đỏ thẫm, ngực, đuôi màu đen.
- Gà rừng mái thông thường sẽ nhỏ hơn so với con đực và toàn thân mang màu lông nâu xám.
- Mỏ có màu nâu sừng hoặc xám chì, chân màu xám nhạt.
- Mắt của gà có màu nâu trong veo hoặc màu vàng cam mỗi khi ra nắng.
- Đôi tai của gà rừng có màu trắng phau, ở nhiều nơi còn gọi chúng với cái tên gà tai trắng.
- Màu lông của gà rừng trong màu mè và đẹp hơn nhiều so với gà nhà.
- Dáng dấp của gà rừng thường sẽ đẹp hơn, thon gọn và mảnh mai hơn gà nhà rất nhiều.
Tập tính sinh sống của gà rừng
Gà rừng có khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường khác nhau. Loài này thường ưa sinh sống tại các vùng gần nhà dân, nơi có nướng rẫy. Hoặc bạn sẽ thấy chúng ở những nơi có cây gỗ pha giang, nứa. Gà rừng Việt Nam là một trong những loài động vật hoang dã nên rất nhút nhát nhưng bù lại chúng rất linh hoạt và tinh khôn.
Thời điểm chúng đi kiếm mồi, chúng đều quan sát rất kỹ xung quanh, chỉ cần có một tiếng động nhẹ là chúng lập tức tránh xa. Loiaf gà này thông thường sẽ đi kiếm ăn vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều để tránh sự tập trung của con người. Gà rừng tìm kiếm những cây nào có chiều cao dưới 5 mét và có tán lá to, dài để ngủ vào ban đêm. Nhiều khi chỗ ngủ của gà rừng là có nhiều cây đổ ngang, nứa, bụi giang.
Một số đặc điểm khác của gà rừng
Mùa sinh sản diễn ra của gà rừng Việt Nam thông thường sẽ rơi vào tháng 3 hàng năm. Trong thời kỳ sinh sản gà trống sẽ gáy nhiều hơn vào lúc sáng sớm và hoàng hôn. Một con gà trống có thể đi giao phối với nhiều con mái. Thông thường một con gà mái có thể đẻ được từ 5 đến 10 quả trứng một lần. Tổ của chúng thông thường sẽ là những lùm cây hoặc bờ bụi đơn giản, quá trình ấp thành công một mẻ trứng sẽ là 21 ngày.
Gà rừng rất thông minh, chỉ cần có một tiếng động phát ra rất nhẹ là chúng nhanh chóng chạy vào rừng để nấp hoặc bay đi thật xa. Những chiếc tổ của gà rừng thông thường rất khó để tìm thấy vì ở những chỗ bụi cây che khuất.
Gà rừng thường lựa chọn ăn những quả mềm như si, hạt của hoa cỏ dại, hạt của cây lương thực hoặc những loài động vật nhỏ như giun, dế, kiến,… Chúng có sức đề kháng rất tốt do sống trong môi trường tự nhiên hoang dã, khả năng kháng bệnh cao. Những bạn phải mất một thời gian khá dài để chúng thích nghi được những thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Hầu như tất cả gà rừng thuần chủng được nuôi sẽ không cần phải dùng đến các loại thuốc chữa bệnh buôn bán ngoài cửa hàng.
Do tập tính hoang dã của gà rừng Việt Nam nên trong khoảng 15 ngày đầu bạn nên tìm cách thay đổi thói quen và tập tính của chúng. Mọi người nên tập cho chúng ăn trên tay để quen người và dễ dàng thuần hóa. Gà rừng ở môi trường tự nhiên thường sẽ rất khó thích nghi với nơi dân cư. Chính vì vậy bạn hãy kiên nhẫn để huấn luyện chúng, có thể tạm thả chúng ra sau vườn và dùng lồng quây lại. Đầu tiên bạn cho chúng ăn giun, hạt,… sau đó mới chuyển dần sang ăn cám, gạo, thóc,…
Phân loại gà rừng như thế nào?
Hiện nay tại Việt Nam có 3 loại gà rừng được phân bố tại các khu vực khác nhau trên khắp đất nước. Chúng thường hoạt động và sinh sống ở những vùng dân cư và thực hiện giao phối với gà nhà. Hiện nay số lượng gà rừng đã giảm đi nhiều do nạn săn bắt làm thịt hoặc nuôi cảnh của một bộ phận lớn người dân. Dưới đây là 3 loại gà rừng Việt Nam phổ biến nhất hiện nay:
- Gallus gallus gallus ở nam Hà Tĩnh vào đến Nam Bộ.
- Gallus gallus jabouillei nằm ở Đông Bắc
- Gallus gallus spadiceus ở Tây Bắc
Kinh nghiệm chọn gà chiến chính xác
Gà rừng Việt nam thường được săn bắt và nuôi dưỡng để sử dụng cho mục đích chiến đấu, cá cược. Nhưng để chọn ra được một con gà đúng tiêu chuẩn được sử dụng trong các trận đấu thì không phải điều dễ dàng. Sau đây là kinh nghiệm chọn gà chiến khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn hiện nay:
Có sự hiếu chiến nhất định
Hầu hết gà rừng Việt Nam mang lại tỷ lệ chiến thắng cao sẽ có tính hiếu chiến cực mạnh. Chỉ cần vừa nhìn thấy đối thủ chúng đã lao vào chiến đấu tới tấp, có khi đánh đến khi đối phương không còn hơi thở. Việc kiểm nghiệm gà có hiếu chiến hay không dựa vào việc nhốt chúng trong lồng khoảng 2 – 3 ngày và thả các loại gà khác xung quanh. Nếu sau một thời gian quan sát bạn cảm thấy gà có biểu hiện sợ sệt và không muốn chiến đấu thì ngay lập tức phải loại bỏ.
Không nhốt chung với loại gà khác
Để có một con gà rừng Việt Nam chiến thuần chủng anh em cần tiến hành nhốt riêng chúng ra một chiếc lồng khác. Bạn không nên để chúng ở chung bởi vì gà chiến có thể ảnh hưởng bởi tính cách của loài khác. Từ đó giảm khả năng chiến đấu của gà, chúng sẽ không còn hăng máu như trước nữa. Thêm vào đó việc nhốt chung sẽ làm gà rừng chiến đánh bị thương những con gà khác không có sức phản đòn.
Nhìn vào vóc dáng và màu lông
Những con gà chiến khỏe có vóc dáng săn chắc, đi lại vững vàng và chạy nhảy rất nhanh nhẹn. Chúng có khả năng sử dụng đôi chân bật nhảy rất xa và có sức bay cao hơn gà bình thường. Tần suất đập cánh của chúng gần như liên tục và mang vẻ hung hăng khi gặp đối thủ. Ngoài ra chọn gà chiến nên dựa vào màu lông để phân tích xem chúng có phải gà rừng Việt Nam thuần chủng không. Lông của gà rừng có màu tía, đỏ sẫm hoặc xám, mượt mà và bóng bẩy mỗi khi ra ngoài ánh sáng.
Xác định gà tốt nhờ vào tiếng gáy
Tiếng gáy của một con chiến kê tốt nghe rất vang, và trong trẻo, không bị vấp. Những con gà bị vấp khi gáy thường mang bệnh làm ảnh hưởng đến phần họng nên nghe không mượt tai. Ngoài ra gà rừng Việt Nam khỏe sẽ gáy lên một hồi dài sau đó ngắt lại một cách dứt khoát, chúng sẽ im lặng một lúc rồi lại gáy tiếp. Những con gáy càng khỏe thì chứng tỏ có sức khỏe càng tốt thích hợp để chiến đấu.
Kết luận
Gà rừng Việt Nam mang sức khỏe tốt và cựa sắc nhọn rất thích hợp để sư kê lựa chọn tham gia các trận đá gà. Nếu bạn đang có ý định thử sức với bộ môn này thì nên đọc hết những kiến thức trên đây để hiểu thêm về gà rừng.